Chào mừng quý vị đến với website của ...
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Vì sao khi thả xuống nước thấu kính trở nên vô dụng?
Thử dìm thấu kính 2 mặt lồi (kính lúp) vào trong nước, rồi quan sát các vật ở trong nước qua kính này. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kính lúp đó hầu như chẳng có tác dụng phóng đại hình ảnh! Bạn có thể đặt một thấu kính "thu nhỏ" (thấu kính hai mặt lõm) vào trong nước, khi ấy nó hầu như cũng mất năng lực thu nhỏ. Còn nếu làm thí nghiệm không phải với nước, mà với một chất lỏng có chiết suất lớn hơn chiết suất của thủy tinh, thì thấu kính hai mặt lồi sẽ thu nhỏ các vật đi và thấu kính hai mặt lõm lại phóng đại vật lên. Tuy nhiên, nếu nhớ lại định luật khúc xạ ánh sáng thì bạn sẽ không lấy làm lạ về hiện tượng này. Thấu kính hai mặt lồi sở dĩ phóng đại trong không khí là do chiết suất của thủy tinh lớn hơn chiết suất của không khí xung quanh. Nhưng chiết suất của thủy tinh và của nước lại không khác nhau mấy. Vì thế nếu bạn đặt thấu kính thủy tinh vào nước thì khi tia sáng đi từ nước vào thủy tinh sẽ không lệch nhiều lắm. Do vậy ở dưới nước, thấu kính phóng đại sẽ phóng đại yếu hơn ở trong không khí rất nhiều, mà thấu kính thu nhỏ thì cũng thu nhỏ yếu hơn. Bromua naptalin chẳng hạn có chiết suất lớn hơn thủy tinh, cho nên ở trong chất lỏng này kính "phóng đại" sẽ thu nhỏ vật và kính "thu nhỏ" sẽ phóng đại vật. Thấu kính rỗng, nói chính xác hơn là thấu kính không khí ở dưới nước tác dụng cũng như vậy: lõm thì phóng đại, mà lồi thì thu nhỏ. Kính dùng cho những thợ lặn chính là loại thấu kính rỗng này. (Theo sách Vật lý vui) |
Nguyễn Phú Bình @ 19:34 11/02/2011
Số lượt xem: 97
Các ý kiến mới nhất